Sàn Deck là cái tên nhận được nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực xây dựng. Đây là sản phẩm xây dựng mang tính hiện đại, có nhiều tính năng và ưu điểm vượt trội. Vậy thì nó có những đặc điểm gì nổi bật, quy trình lắp đặt ra sao? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Sàn deck là gì? Cấu tạo của sàn deck
Sàn deck là gì?
Sàn deck (Metal floor decking) còn có tên gọi khác là sàn decking, sàn bê tông siêu nhẹ, sàn liên hợp. Sàn được cấu tạo từ tấm lưới cốt thép và bê tông đổ lên tấm tôn có hoa văn dập nổi đều đặn. Chính những đường gân này giúp bê tông và tấm lưới thép liên kết lại với nhau khi bê tông đông cứng lại.
Hệ thống dầm của sàn được gắn kết chặt chẽ với nhau bởi các đinh hàn. Hệ thống này có tác dụng thay thế cốp pha, kết hợp chịu lực như sàn bê tông cốt thép thông thường. Việc này giúp đẩy nhanh tiến độ thi công của công trình – vấn đề được các chủ đầu tư đặt sự quan tâm lên hàng đầu.
Cấu tạo sàn deck
Để biết độ bền của sàn deck thì cần phải nắm rõ cơ chế cấu tạo của loại sàn này. Cấu tạo sàn gồm 4 phần chính: tấm tôn sàn deck, lưới thép sàn, đinh chống cắt sàn deck và bê tông.
- Tấm tôn sàn deck
Tấm tôn mạ kẽm cuộn sóng là loại tôn được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhờ sử dụng các bulong chắc chắn, các tấm tôn này được kết nối chặt chẽ với nhau để tạo nên một bề mặt bao phủ các bộ phận trên mặt khung.
Để tăng độ bám dính, bề mặt sàn sẽ được làm nhám trước khi tiến hành đổ bê tông. Ngoài ra, các đường hoa văn dập nổi lồi lõm giúp bê tông có thể bám chắc vào bề mặt tôn.
Ưu điểm của việc sử dụng loại sàn này là có thể thay thế hoàn toàn cốp pha trong quá trình thi công, không cần lắp đặt giàn giáo mà vẫn đảm bảo sức chịu đựng tốt cho công trình.
- Đinh chống cắt
Đinh chống cắt hay còn gọi là đinh hàn, có cấu tạo 3 bộ phận chính gồm mũ, thân và hạt hàn. Ngoài ra, một vòng gốm được chụp bên ngoài đinh nhằm giúp hồ quang không bị tán rộng và bắn ngược lên.
Đinh chống sắt có nhiệm vụ liên kết dầm thép với tấm tôn sàn deck. Việc này giúp khối bê tông đổ trên sàn được giữ nguyên vị trí, không chạy trơn trên bề mặt. Vì thế, hệ khung, tấm sàn deck và bê tông sàn được liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất.
- Lưới thép sàn
Đây là lớp thép được đan theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra. Lưới thép có vai trò quan trọng trong việc liên kết bê tông tươi với tấm tôn sàn deck. Điều này hạn chế hiện tượng bê tông bị biến dạng do co ngót.
- Bê tông
Bê tông sẽ được đổ trực tiếp lên tấm sàn và lưới thép sàn với độ dày khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu. Đây cũng là bộ phận chính kết hợp cùng hệ khung thép, đóng vai trò chính trong việc chịu lực các tải trọng trên sàn.
Những điều chỉ có ở sàn deck?
Thiết kế sóng tối ưu
Nhờ vào thiết kế đường sóng cao từ 50mm – 75mm, khổ hữu dụng 1000mm và 870mm, đỉnh sóng lớn cùng với những đường gân dập nổi giúp tăng cường độ bám dính khi đổ bê tông. Điều này tạo cho dầm sự chắc chắn, khả năng chịu lực cũng tốt hơn.
Rút ngắn thời gian thi công
Việc sử dụng sàn deck sẽ lược bỏ được một số bước không cần thiết, thay vì sử dụng sử dụng cốp pha và giàn giáo như thông thường. Vì thế mà quá trình thi công được rút ngắn đáng kể.
Mang lại hiệu quả kinh tế cao
Đặc điểm của sàn là có khoảng trống giữa 2 sườn tôn, giúp giảm trọng lượng của mặt sàn. Ngoài ra, các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển cũng được cắt giảm tương đối. Nhờ đó, chủ đầu tư có thể tiết kiệm được chi phí, giảm bớt gánh nặng tài chính giúp cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Khả năng chống cháy, cách âm cực tốt
Khả năng chống cháy sẽ phụ thuộc trực tiếp vào độ dày của sàn. Sàn càng dày thì thời gian chống cháy càng lâu. Vì thế, sàn deck với thiết kế dày dặn sẽ đảm bảo độ an toàn cho công trình. Đồng thời, độ dày của sàn sẽ giúp khả năng cách âm được hiệu quả hơn so với những loại sàn mỏng hơn.
Đảm bảo an toàn lao động
Các tấm tôn sàn deck được cố định bằng đinh hàn chắc chắn tạo nên tấm chắn hoàn hảo cho công nhân xây dựng. Tấm chắn này hạn chế ánh nắng và các vật liệu rơi vỡ trong quá trình thi công, khác hẳn so với cách thi công lắp đặt giàn giáo như thông thường.
Quy trình thi công
- Bước 1: Đặt tấm tôn sàn deck vào khung dầm thép, được liên kết và cố định bằng máy bắn đinh hàn chuyên dụng.
- Bước 2: Trải một lớp thép sàn khoảng cách từ 150mm – 200mm lên bề mặt tấm tôn.
- Bước 3: Đổ bê tông cố định lên mặt sàn.
Sàn deck với nhiều ưu điểm vượt trội đã tạo nên chỗ đứng trong ngành xây dựng hiện nay. Đây là sản phẩm của thế hệ mới, được nhiều chủ đầu tư lựa chọn sử dụng thi công. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại sàn này trước khi lựa chọn thi công.